BỆNH VIÊM TAI GIỮA

BỆNH VIÊM TAI NGOÀI

BỆNH VIÊM TAI KHÁC

HỎI ĐÁP VÀ CHIA SẺ

Hậu quả nếu viêm tai giữa không điều trị kịp thời

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến ở người, tuy nhiên nếu coi nhẹ không điều trị dứt khoát sẽ dẫn đến những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.

Viêm tai giữa ở trẻ em là một trong những bệnh thường găp ở trẻ và dễ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như thủng màng nhĩ gây điếc nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế, điều trị viêm tai giữa đúng lúc, đúng cách là mối bận tâm của không ít bậc cha mẹ.
Bé bị viêm tai giữa
Bé bị viêm tai giữa

4 loại thực phẩm giúp chữa viêm tai giữa cho bé

Vậy điều trị viêm tai giữa thế nào cho đúng?

Đầu tiên, phải được xác định các triệu chứng có đúng là của bệnh viêm tai giữa hay không. Câu hỏi này các bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp. Họ sẽ xác định viêm tai giữa đang ở giai đoạn nào mà từ đó có căn cứ đưa ra biện pháp điều trị.
Theo các bác sĩ chuyên môn thì viêm tai giữa có 3 giai đoạn: giai đoạn 1 - xung huyết; giai đoạn 2 - tai ứ mủ và giai đoạn 3 - vỡ mủ.

Giai đoạn 1: Giai đoạn xung huyết

Nếu như bệnh nhân phát hiện bệnh viêm tai sớm; và điều trị ngay ở giai đoạn này; thì chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng sinh cũng có thể khỏi bệnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xung huyết; chủ yếu là do vi khuẩn gây viêm tai giữa chủ yếu là liên cầu, phế cầu, Hemophilus Influenza; … các loại kháng sinh nhóm B lactam vẫn là nhóm thuốc đem lại hiệu quả ưu việt nhất để trị bệnh kết hợp với thuốc kháng viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời vẫn phải kết hợp với điều trị mũi họng.

Giai đoạn 2: Giai đoạn tai ứ mủ

Khi chuyển sang giai đoạn ứ mủ; thường các bác sẽ sẽ cân nhắc bệnh nhân nên kết hợp giữa việc trích rạch màng nhĩ để dẫn lưu mủ cùng với việc sử dụng thuốc điều trị toàn thân khác y như trong giai đoạn xung huyết.
Đưa trẻ đi soi tai để giúp phát hiện bệnh sớm
Đưa trẻ đi soi tai để giúp phát hiện bệnh sớm

Nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Giai đoạn 3: Giai đoạn vỡ mủ

Nếu như người bệnh không chữa bệnh viêm tai giữa kịp thời; để viêm tai giữa đi qua giai đoạn 1 và 2 và chuyển sang giai đoạn 3 sẽ khiến cho các mụn mủ trong tai sẽ tự vỡ dẫn đến làm tổn thương màng nhĩ; đồng thời các dịch này cũng sẽ chảy ra ngoài ông tai. Lúc này màng nhĩ bị thủng, cần làm phẫu thuật để lấy hết mủ và vá màng nhĩ. Làm thuốc tai hàng ngày đến khi tai khô, theo dõi đến khi màng tai liền hoàn toàn.

Viêm tai giữa và nguy cơ thủng màng nhĩ gây điếc

Thủng màng nhĩ đột ngột hay còn gọi là rách màng nhĩ gây ù tai, đau nhói trong tai, chóng mặt, khó nghe thậm chí điếc. Nếu chỉ rách đơn thuần thì điếc nhẹ, còn không may tai bị tổn thương sâu sắc thì điếc nặng.
Thủng màng nhĩ do nhiễm trùng lâu ngày gây viêm xương chũm làm gảm sức nghe nghiêm trọng và có thể gây ra biến chứng nặng hơn như: viêm màng não, viêm xoang tĩnh mạch bên, áp xe não, liệt thần kinh mặt, xơ hóa màng nhĩ và đặc biệt nghiêm trọng là gây điếc vĩnh viễn.
Có thể thấy, mối hiểm họa từ việc chủ quan không điều trị hay điều trị không đúng cách với bệnh viêm tai giữa là vô cùng lớn. Mọi người cần đi khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên cho bạn và gia đình bạn, trang bị những biện pháp phòng và chữa bệnh kịp thời để không xảy ra những hậu quả khôn lường từ căn bệnh này!
Designed By Published.. Blogger Templates