BỆNH VIÊM TAI GIỮA

BỆNH VIÊM TAI NGOÀI

BỆNH VIÊM TAI KHÁC

HỎI ĐÁP VÀ CHIA SẺ

Nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa là bệnh rất hay xảy ra với các trẻ dưới 3 tuổi. Vậy tại sao trẻ lại dễ mắc bệnh và làm sao để phòng tránh tốt bệnh viêm tai giữa ở trẻ?

Theo thống kê của các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thì trẻ em là đối tượng chủ yếu mắc phải chứng bệnh viêm tai giữa. Bệnh thường do rất nhiều tác nhân gây nên và rất khó để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là đâu. Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu một số nguyên nhân chính gây ra viêm tai giữa ở trẻ em.
Trẻ nằm bú bình dễ gây bệnh viêm tai giữa
Trẻ nằm bú bình dễ gây bệnh viêm tai giữa

Chữa bệnh viêm tai giữa bằng lông nhím có hiệu quả?

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ:

Do trẻ bị sổ mũi: tai và mũi là 2 bộ phận trên có thể có được nối với nhau bằng vòi nhĩ. Khi trẻ bị sổ mũi, mũi trẻ sẽ sản sinh ra các chất nhầy, trẻ không thể tự hỷ mũi để loại bỏ các chất nhầy trên, nên chúng sẽ đi qua vòi nhĩ và vào trong tai trẻ, khiến trẻ bị bệnh.
Do sức đề kháng yếu: trẻ em vốn sức đề kháng còn khá yếu, nên khi bị các loại vi rus, vi khuẩn gây bệnh viêm tai tấn công, trẻ sẽ không thể kháng lại chúng và khiến trẻ bị bệnh.
Do bú sữa không đúng cách: khi trẻ bú sữa trong khi đang nằm, rất dễ khiến sữa tràn vào tai, lâu ngày trẻ sẽ bị mắc bệnh viêm tai giữa.
Do trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc có khói thuốc.
Vậy, làm sao để có thể giúp trẻ không bị mắc phải bệnh viêm tai giữa? Sau đây, chúng tôi xin chỉ cho các bậc làm cha mẹ một số cách phòng bệnh hiệu quả cho con.
Các mẹ cần phòng tránh bệnh viêm tai tốt cho trẻ
Các mẹ cần phòng tránh bệnh viêm tai tốt cho trẻ

Hậu quả nếu viêm tai giữa không điều trị kịp thời

Cách phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ:

Bệnh viêm tai giữa tuy không có nhiều tính chất nguy hiểm, nhưng lại gây nhiều biến chứng cho trẻ. Hơn thế nữa, để chữa bệnh viêm tai giữa cho trẻ không phải là chuyện dễ dàng. Vì vậy các mẹ nên phòng bệnh cho trẻ thật tốt. Các mẹ nên:
Thường xuyên hút dịch nhầy từ mũi trẻ, vì trẻ không thể tự hỷ bỏ chúng được.
Nên cho trẻ bú ngồi, đặc biệt là khi bú bình. Không nên để trẻ ngậm bình sữa khi ngủ.
Để trẻ tránh xa những môi trường có khói thuốc.
Tránh để trẻ tiếp xúc với những trẻ đang bị các bệnh về tai – mũi – họng.
Không nên để trẻ cai sữa sớm, vì sữa mẹ có nhiều dưỡng chất giúp trẻ kháng lại bệnh.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhất là bàn tay và tai – mũi.
Trẻ em rất cần được bảo về và chăm sóc cẩn thận, như vậy trẻ mới phát triển bình thường được. Chính vì vậy, các mẹ nên phòng bệnh viêm tai giữa trẻ em thật tốt, tránh để trẻ mắc phải bệnh trên.
Designed By Published.. Blogger Templates